Kimbap là gì? Cách làm cơm cuộn Hàn Quốc ngon nhất
Cơm cuộn (Kimbap) có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Sau nhiều năm lưu truyền rộng rãi, món ăn này đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng Sapakitchen khám phá công thức làm cơm cuộn trứng và cơm cuộn chiên. Đảm bảo người thưởng thức sẽ bị “hút hồn” trước tài nội trợ của bạn!
Kimbap là gì?
Kimbap (hay còn gọi là Gimbap) là một món ăn Hàn Quốc được làm từ gạo nấu chín và các thành phần khác được cuộn trong miếng rong biển và cắt thành các lát kích cỡ vừa miệng khi ăn.
Món ăn này thường được chuẩn bị cho các buổi dã ngoại và các buổi tiệc ngoài trời, có thể phục vụ như một buổi ăn trưa nhẹ cùng gia đình hay bạn bè, ăn kèm thêm kim chi nếu thích.
Kimbap rất dễ ăn, nó được biết đến như một loại thực phẩm tiện lợi phổ biến ở Hàn Quốc và các nước khác, vì tính di động của nó. Nó thường được bọc tốt bên ngoài (theo kiểu truyền thống là gói bằng miếng giấy bạc, nhưng bây giờ người ta thường sử dụng giấy) và không bị ảnh hưởng bởi một thành phần chất lỏng nào.
Nguồn gốc món Kimbap
Từ "Kim" được dùng để chỉ rong biển, "bap" nói chung lại là "cơm chín". Ghép hai từ lại thành "Kimbap" được gọi là cơm cuộn chín, nó không phải là một từ phổ biến trong ngôn ngữ hiện đại của Hàn Quốc.
Nguồn gốc món ăn này theo nhiều nhà sử học nhận định là xuất phát từ món có tên gọi là "bokssam" trong thời đại Joseon (1392-1897).
Thuật ngữ kimbap đã được sử dụng lần đầu tiên trong một bài báo năm 1935 của Hàn Quốc. Nhưng cũng vào thời điểm đó, từ vay mượn norimaki cũng được sử dụng.
Norimaki - một món ăn tương tự tại Nhật Bản là một phần của từ vựng tiếng Nhật, được sử dụng trong thời kỳ Nhật chiếm đóng (1910-1945) khi việc dạy và nói tiếng Hàn bị cấm.
Hai từ được sử dụng thay thế cho nhau, cho đến khi kimbap trở thành thuật ngữ phổ biến như một phần trong nỗ lực xóa bỏ tàn dư chủ nghĩa thực dân và thanh lọc ngôn ngữ Hàn Quốc.
Có sự nhầm lần về nguồn gốc và hình thức khi làm kimbap, Một số nguồn tin cho rằng nó là nguồn gốc từ norimaki - một biến thể món sushi của Nhật Bản được giới thiệu đến Hàn Quốc trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng. Các nguồn thông tin khác cho rằng nó được phát triển từ truyền thống địa phương là rolling bap (cơm cuộn) và banchan (món ăn phụ).
Kimbap và norimaki đến bây giờ được đề cập đến món ăn riêng biệt ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Kimbap thường chứa nhiều thành phần hơn và được ướp với dầu mè, trong khi norimaki được cuộn với ít thành phần hơn và được nêm với giấm gạo.
Công thức hoàn hảo cho món cơm cuộn trứng
Để có một đĩa cơm cuộn trứng đẹp mắt và ngon miệng cho 2-3 người ăn, chúng ta cần có:
- Gạo dẻo: khoảng 2 chén;
- 3 quả trứng gà;
- 1 ít rong biển;
- 1 củ cà rốt;
- 1 quả dưa leo;
- 50g đậu que hoặc 1 bó cải non;
- 1 củ hành tím;
- Vài miếng xúc xích heo hoặc bò (tùy sở thích);
- Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, tương ớt,…
Vài nguyên liệu cần thiết cho món cơm cuộn trứng (Ảnh minh họa)
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gạo dẻo vo sạch rồi cho vào nồi cơm điện, canh tỉ lệ vừa phải để cơm nở vừa và ngon.
- Trứng đập bỏ vỏ, cho cả lòng đỏ và trắng vào tô, nêm ít hạt nêm, bột ngọt, tiêu rồi khuấy đều.
- Cà rốt nạo bỏ vỏ, rửa sạch và thái dọc theo chiều dài củ.
- Đậu que rửa sạch, ngắt bỏ 2 đầu. Nếu dùng cải ngọt thì rửa sạch và nhặt thành từng lá, bỏ gốc.
- Dưa leo rửa sạch, thái mỏng theo chiều dọc.
- Xúc xích thái nhỏ theo chiều dọc.
- Hành củ thái mỏng.
Bước 2: Chế biến
- Chiên trứng: Đặt chảo chống dính lên bếp kèm ít dầu ăn, đợi dầu sôi thì cho vào ít hành phi thơm sau đó bỏ trứng vào rán cho vàng thì gấp lại làm đôi, vớt ra. Trứng nguội thì cắt nhỏ theo chiều dọc.
- Đậu que (hoặc cải non) cùng cà rốt cho vào nồi nước sôi kèm ít muối, luộc chín.
- Cơm chín thì trải miếng rong biển ra, rải đều cơm lên một mặt, sau đó cho cà rốt, đậu que, xúc xích, dưa leo và trứng vào mép ngoài cùng, cuộn tròn lại một cách khéo léo.
- Cắt thanh rong biển cuộn cơm, trứng… vừa hoàn thành thành nhiều miếng tròn, nhỏ, vừa ăn.
Bước 3: Trưng bày và thưởng thức
Một chiếc đĩa thủy tinh tròn hoặc sẽ là lựa chọn hoàn hảo để món ăn được trưng bày thêm phần đẹp mắt, hấp dẫn. Món này bạn có thể ăn kèm với tương ớt hoặc nước tương.
Thành phẩm cơm cuộn trứng được trưng bày trên đĩa thủy tinh đẹp mắt (Ảnh minh họa)
Cách làm cơm cuộn chiên giòn tan “khó cưỡng”
Những ai là “tín đồ” của món cơm cuộn nhưng lại không chịu được mùi rong biển có thể dựa vào công thức chế biến vừa nêu trên để tạo nên những miếng cơm chiên giòn ngon, “khó cưỡng”. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu
Nguyên liệu cho món này chính là phần cơm cuộn trứng mà chúng ta đã làm được từ công thức trên. Song song đó cần chuẩn bị thêm 2 quả trứng gà, 1 ít dầu ăn và bột chiên giòn:
- Với trứng, chúng ta đập bỏ vỏ, cho vào tô và đánh đều.
- Bột chiên giòn cho ra đĩa.
Bước 2: Chế biến
Lần lượt nhúng từng miếng cơm cuộn trứng vào phần trứng vừa đánh đều, sau đó lăn qua bột chiên giòn.
Bắt chảo chống dính lên bếp kèm lượng dầu vừa đủ để ngập đều các miếng cơm cuộn.
Dầu sôi thì cho cơm vào, chiên đến khi vàng rồi vớt ra.
Làm cơm cuộn chiên từ cơm cuộn trứng (Ảnh minh họa)
Bước 3: Trưng bày và thưởng thức
Tương tự như món trên, cơm cuộn chiên cũng sẽ hấp dẫn hơn bội phần khi được bày trên một chiếc đĩa thủy tinh cao cấp. Thưởng thức từng miếng cơm giòn tan chấm tương ớt sẽ mang tới cho bạn những cảm nhận trên cả tuyệt vời.
Lưu ý để món cơm cuộn luôn thơm ngon
Công thức chế biến cơm cuộn đã “nằm gọn” trong tầm tay của bạn. Thế nhưng không phải ai cũng có thể làm nên được một phần ăn thơm ngon như ý. Để đảm bảo trọn vẹn hương vị cho mọi lần “trổ tài”, bạn nên nhớ:
- Chọn loại gạo dẻo thơm và nấu cơm vừa chín (không quá khô hay quá nhão);
- Ưu tiên các dòng chảo chống dính cao cấp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tiết kiệm dầu ăn, hạn chế chất béo và chiên trứng hay cơm được vàng, ngon hơn.
Chảo chống dính cao cấp sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho món cơm cuộn của bạn (Ảnh minh họa)
- Để lá rong biển không bị nát, rách trong quá trình cuốn, bạn có thể xếp chồng 2 lá lên nhau và cuộn lại 1 cách khéo léo hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của một thanh cuộn bằng tre (như hình).
Cuộn cơm bằng một thanh tre (Ảnh minh họa)
- Cơm cuộn ăn ngay sau khi chế biến thì hương vị sẽ trọn vẹn hơn vì để lâu ngoài không khí có thể khiến cơm bị dai, có mùi tanh từ trứng – rong biển hoặc ôi thiu.
- Trong trường hợp không thể dùng ngay hoặc quá nhiều và cần bảo quản thì bạn nên cho chúng vào hũ thủy tinh hay hộp thủy tinh có nắp đậy kín hơi và để ở ngăn lạnh. Trong vòng 1 ngày trở lại có thể lấy ra và dùng. Vượt qua khoản thời gian đó thì nên bỏ đi.
Vài chia sẻ về cách làm cơm cuộn của chúng tôi hy vọng sẽ giúp các chị em “bỏ túi” thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích.
Công ty TNHH Đồ Dùng Gia đình Sapa chuyên nhập khẩu và phân phối chính thức các sản phẩm hũ thủy tinh, lọ thủy tinh, bình thủy tinh từ thương hiệu nổi tiếng, uy tín, chất lượng lâu đời như Bormioli Rocco, Iwaki,....
Văn phòng công ty:
* Trụ sở tại Hồ Chí Minh: 178 Đào Duy Anh, P.9, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
☎ Hotline: 0906 783 781
* Chi nhánh tại Hà Nội: 51 Phố Khương Thượng - Phường Trung Liệt - Quận Đống Đa - Hà Nội
☎ Hotline: 0936 239 818