[Kỹ năng vào bếp] Khi bị bỏng chị em nên làm gì?
Bỏng là điều khó tránh với các bà nội trợ trong quá trình chế biến các món ăn. Tùy vào mức độ vết thương trên da mà cách xử lý cũng khác nhau. Ở bài viết này, chị em hãy cùng chúng tôi “bỏ túi” vài kinh nghiệm bổ ích khi rơi vào trường hợp ấy.
Nguy cơ bị bỏng khi chế biến món ăn
Vào bếp là công việc, cũng là nhiệm vụ “bất di bất dịch” hàng ngày đối với nhiều chị em đang trong vai trò là những người vợ, người mẹ. Hàng ngày, các chị luôn phải “trằn trọc” với rất nhiều thắc mắc trong đầu như: “hôm nay ăn gì?”, “chồng/con đang ngán món nào?”?... Không chỉ có thế, trong quá trình chế biến thực đơn cho bữa cơm gia đình, họ còn phải đối diện với 1 mối hiểm nguy khó lường – đó là bỏng.
Bỏng là điều dễ gặp trong quá trình chế biến món ăn của các bà nội trợ (Ảnh minh họa)
Bỏng là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc với nhiệt. Đối với chị em nội trợ, chúng thường xuất phát từ các nguyên nhân:
- Dầu, mỡ bắn vào người khi chế biến món chiên, xào.
- Sơ ý chạm tay vào nồi hay chảo còn nóng trong khi nấu hoặc vừa tắt bếp.
- Lửa từ bếp bùng cháy dữ dội không kiểm soát kịp.
- Nước sôi, canh hay cháo nóng đổ vào người.
- Tiếp xúc với thiết bị điện như nồi cơm, lò vi sóng, ấm nấu nước… bị hỏng hoặc rò rỉ nguồn điện…
Vết bỏng trên da nếu không được xử lý kịp thời có thể gây đau rát về lâu dài, để lại sẹo. Nguy hiểm hơn là nhiều trường hợp có thể gây dị tật hoặc tử vong (khi vết thương quá nặng hoặc bị hoại tử do không chữa trị đúng cách). Chính vì thế, trong quá trình chế biến các món ăn, cẩn thận là điều cần thiết. Tuy nhiên, cũng không ai lường trước được điều gì nên các bà nội trợ cần có cho mình những bí quyết sơ cứu kịp thời.
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng
Để biết vết bỏng nên xử lý như thế nào thì sẽ an toàn và hiệu quả, chị em cần nắm được 2 yếu tố cơ bản là: mức độ bỏng và nguyên nhân gây bỏng. Cụ thể:
Mức độ vết bỏng
Có 4 mức mà chúng ta cần lưu ý:
- Lớp ngoài cùng của da bị tổn thương nên đỏ và rát. Trường hợp này có thể tự khỏi và không để lại sẹo.
- Trên da hình thành các bóng nước do 1 phần da bị tổn thương. Bạn cần cẩn trọng trong khâu vệ sinh hàng ngày để chúng không bị nhiễm trùng. Sau khỏi 2 tuần thì chúng có thể tự khỏi.
Tùy vào mức độ vết bỏng mà cách xử trí sẽ khác nhau (Ảnh minh họa)
- Toàn bộ các lớp da bị tổn thương đòi hỏi phải sơ cứu hoặc có biện pháp chữa trị kịp thời, nếu không thì khả năng nhiễm trùng, để lại thẹo hoặc hoại tử là rất cao.
- Cuối cùng là mức độ nặng nhất. Tác nhân gây bỏng không những phá hủy toàn bộ lớp da mà còn ăn tới tận xương gây đau. Trường hợp này cần sơ cứu và cấp cứu nhanh để không dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
Dựa vào nguyên nhân gây bỏng
Từ các nguyên nhân gây bỏng trong quá trình nấu ăn vừa nêu trên, các bà nội trợ có thể tham khảo vào cách xử lý như sau:
Bỏng do chạm vào đồ nóng, ngọn lửa, do nước sôi hay dầu – mỡ bắn vào người
- Ngâm ngay vùng bị bỏng vào chậu nước sạch, nguội hoặc để dưới vòi nước mát, xả nhẹ nước trong khoảng 10-15 phút để làm dịu bớt cơn đau. Đồng thời làm sạch, giảm sưng và hạn chế viêm nhiễm trên da.
Cho vết bỏng tiếp xúc với nước mát để làm dịu bớt (Ảnh minh họa)
- Tiếp đó, để bảo vệ vùng da bị bỏng, tránh tiếp xúc với bụi bẩn từ không khí bên ngoài, bạn cần dùng băng, gạc vô khuẩn hoặc vải sạch băng lại.
Băng vết bỏng để tránh nhiễm trùng (Ảnh minh họa)
Sau vài ngày theo dõi, nếu vết thương có dấu hiệu lành lại và không gây đau rát thì bạn có thể yên tâm. Trường hợp của bạn là nhẹ và có thể tự khỏi. Ngược lại, nếu nhận thấy vùng da bị bỏng bong rát hay nhiễm trùng thì cần đến ngay cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.
Bỏng do điện
Đây là 1 dạng bỏng khá nguy hiểm. Đa số nạn nhân không thể tự xử lý nhanh để cứu lấy mình. Tuy nhiên, chị em vẫn cần “bỏ túi” kinh nghiệm để có hướng giải quyết nhanh khi phát hiện người nhà bị điện giật.
- Đầu tiên, hãy giữ bình tĩnh và ngắt ngay nguồn điện.
- Không chạm vào người nạn nhân vì dòng điện có thể truyền sang và gây nguy hiểm cho bạn.
- Sau khi nguồn điện bị tắt hoàn toàn thì mới tiến hành các sơ cứu tạm thời như: đặt nạn nhân nằm thẳng, ấn ngực, hô hấp nhân tạo,… Khi thấy mạch đập lại thì đưa đi cấp cứu.
Không ít câu chuyện thương tâm đã xảy ra do những tai nạn phỏng từ điện gia dụng hàng ngày. Mỗi chúng ta cần trang bị cho mình nhiều hơn nữa những kiến thức cần thiết xoay quanh vấn đề này.
Vài lưu ý quan trọng chị em cần nhớ
Hiện nay, rất nhiều bà nội trợ vẫn hay xử lý vết bỏng trên da bằng các cách thông dụng như:
- Ngâm/rửa vết thương bằng nước đá;
- Đắp các loại dầu, nước mắm, lá cây… lên vùng bỏng.
Trên thực tế, chúng rất nguy hiểm và có thể gây nhiễm trùng bởi chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh hiệu quả của các phương pháp đó.
Bên cạnh đấy, với các thiết bị cần tới nguồn điện như nồi cơm, lò vi sóng,… chị em cũng cần biết cách sử dụng để không gây rò rỉ điện. Theo đó, cần lưu ý xem những đồ gia dụng nào phù hợp với chúng. Chẳng hạn như: loại nồi, chảo nào dùng được cho bếp từ, bếp điện? Đâu là loại hũ, hộp, chén, tô hay đĩa phù hợp với lò vi sóng?.v.v.
Cần biết cách sử dụng và bảo quản các thiết bị điện nhà bếp (Ảnh minh họa)
Chưa hết, việc lựa chọn nồi nấu ăn hay các loại chảo chống dính cao cấp, an toàn để hạn chế việc dầu, mỡ bắn trong quá trình chế biến cũng là bí quyết hay để chị em có thể nấu ăn ngon mà không lo bỏng. Chi tiết hơn, bà nội trợ có thể xem tại: Chảo chống dính an toàn nhất trên thị trường.
Từ những chia sẻ trên, Sapakitchen hy vọng đã phần nào giúp các chị em tự tin hơn với công việc nội trợ của mình. Cần được tư vấn thêm về cách lựa chọn đồ gia dụng nhà bếp an toàn, chị em có thể liên hệ cho chúng tôi.
Công ty TNHH Đồ Dùng Gia đình Sapa chuyên nhập khẩu và phân phối chính thức các sản phẩm hũ thủy tinh, lọ thủy tinh, bình thủy tinh từ thương hiệu nổi tiếng, uy tín, chất lượng lâu đời như Bormioli Rocco, Iwaki,....
Văn phòng công ty:
* Trụ sở tại Hồ Chí Minh: 178 Đào Duy Anh, P.9, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
☎ Hotline: 0906 783 781
* Chi nhánh tại Hà Nội: 51 Phố Khương Thượng - Phường Trung Liệt - Quận Đống Đa - Hà Nội
☎ Hotline: 0936 239 818